Phân Khoa Cổ Ngữ

“Nầy là điều con hãy nhắc lại và răn bảo trước mặt Đức Chúa Trời rằng, phải tránh sự cãi lẫy về lời nói, sự đó thật là vô dụng, chỉ hại cho kẻ nghe mà thôi. Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật. Nhưng phải bỏ những lời hư không phàm tục; vì những kẻ giữ điều đó càng sai lạc luôn trong đường không tin kính”
- 2 Ti-mô-thê 2:14:16

Phân khoa Cổ Ngữ gồm có Hy Bá Lai (Hê-bơ-rơ, Hebrew) và Hy Ngữ (Greek). Đây là hai ngôn ngữ được dùng trong Kinh Thánh. Cựu Ước được viết bằng tiếng Hy Bá Lai, và Tân Ước được viết bằng tiếng Hy Lạp. Ngoài ra, có một số được viết bằng cổ ngữ Aramic.

Nhu Cầu - Needs
Có nhiều lý do Cơ đốc Nhân cần quen thuộc với cổ ngữ Kinh Thánh:
1. Nhiều người quá khích trong việc phân tích Kinh Thánh nhưng thiếu kiến thức căn bản cổ ngữ nên vô tình phân tích từ dịch lại thay vì từ nguyên gốc. Việc này dễ đưa đến những quan điểm thần học lệch lạc.
2. Tà giáo thường dùng cổ ngữ để bắt nạt tín đồ chân chính nhưng thiếu trang bị.
3. Nhiều mục sư giáo sư cần kiến thức cổ ngữ để soạn bài xúc tích hơn, và giảng dạy cách trung thực và vững vàng hơn.

Khải Tượng - Vision
Khải tượng của phân khoa là được nhìn thấy những người giảng dạy Lời Chúa sử dụng cổ ngữ để nghiên cứu và soạn bài học một cách xúc tích hơn; và con cái Chúa có khái niệm tổng quát về cổ ngữ để việc nghe và học Lời Chúa có phần sâu sắc hơn (2 Ti-mô-thê 2:14-16).

Sứ Mệnh - Mission
a. Khích lệ và trang bị con cái Chúa kiến thức cổ ngữ trong việc học Kinh Thánh.
 To promote and equip Christians with biblical language knowledge for in-depth Bible study.
b. Song hành với trường thần học để trang bị sinh viên với kiến thức cổ ngữ Kinh Thánh.
To assist theological institutes in equipping seminarians with biblical languages.
c. Góp phần xây dựng nền thần học Baptist Việt Nam qua công tác nghiên cứu và dạy cổ ngữ Kinh Thánh.
To contribute to Vietnamese Baptist Theological research and study in the areas of researching and teaching biblical languages.